Những câu hỏi liên quan
Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
giakun
23 tháng 4 2019 lúc 12:22

Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

– Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Bình luận (0)

Từ vàng giòn gợi ra màu của cát bởi được ánh nắng chiếu xuống. Nó còn tạo được cảm giáckhoo và lạo xạo dưới chân người đi ngắm biển. Nguyễn Tuân không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà ông còn cảm nhận bằng xúc giác, vị giác. Qua những điều trên thể hiện ông là người có vốn từ vô cùng phong phú, cách sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, sáng tạo. 

Cbht

Bình luận (0)
Lãnh Hàn Thiên Kinz
Xem chi tiết
Trương Hồng Ngân
Xem chi tiết
•ℳưα ⁀ᶦᵈᵒᶫ
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
5 tháng 8 2021 lúc 9:44
Tự làm đi còn cái nịt nhá bạn
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Minh
5 tháng 8 2021 lúc 16:05

tự làm nhóa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Lân
5 tháng 8 2021 lúc 20:51

Cô Tô là một bài kí hay và đặc sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, trong đó em ấn tượng nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Thật vậy trước hết, bầu trời Cô Tô sau trận bão được tác giả miêu tả qua hình ảnh so sánh: “Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” đã làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, tinh khôi của Cô Tô. Bên cạch đó, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân về hình ảnh mặt trời mọc được khắc họa thật độc đáo. Ông đã sử dụng một loạt các tính từ chỉ màu sắc, kích thước, hình dạng. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng thành công các biện pháp so sánh, ẩn dụ nhằm đặc tả hình ảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô vừa rực rỡ, vừa kì vĩ, vừa tráng lệ nhưng lại vô cùn gần gũi, ấm áp. Qua đó, người đọc cảm nhận được khả năng quan sát tinh tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện cũng như tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con  người vùng biển đảo Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Như vậy, qua bài kí Cô Tô, tác giả đã giúp em thêm hiểu biết, thêm yêu và tự hào về vùng biển đảo quê hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Đình Hưởng
Xem chi tiết
I don
13 tháng 7 2018 lúc 7:41

Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn.  " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!

Bình luận (1)
tuan nguyen
29 tháng 7 2021 lúc 16:47

Mình cũng đang hỏi nè

Bình luận (0)
MEOW*o( ̄┰ ̄*)ゞ
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 9:24

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Bình luận (0)
Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 9:25

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Bình luận (0)
Hải Yến
Xem chi tiết
Laville Venom
5 tháng 5 2021 lúc 16:15

Sau cơn bão, Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Bình luận (0)
Sơn Tùng
Xem chi tiết
Tô Thị Phúc Anh
Xem chi tiết
Enomoto Azusa
2 tháng 1 2022 lúc 10:17

Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Bình luận (0)